Xem bộ phim ca nhạc Trường Sa – Bến bờ trong nhau trên VTV1, kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hải quân nhân dân Việt Nam. Hãy tham gia 123b để trải nghiệm thêm về thế giới giải trí và thể thao!
Người viết cũng có cơ hội được xem toàn bộ bộ phim trong một buổi ra mắt phim và có nhiều điều muốn chia sẻ.
Biến không thể thành cóthể
Điều đầu tiên người viết muốn nói chính là thông qua những gì thấy được từ phim, có thể khẳng định, dẫu Trường Sa – Bến bờ trong nhau không phải phim ca nhạc đầu tiên về quần đảo có vị trí đặc biệt này của Việt Nam, nhưng đã cho thấy có những điều tưởng chừng như không thể mà ê-kíp đã có thể thực hiện được. Chẳng hạn, trong phim xuất hiện những hình ảnh đặc biệt ấn tượng liên quan đến hải quân Việt Nam, như các tầu hộ vệ tên lửa, tàu vận tải…, chưa kể, trong quá trình thực hiện, quân chủng Hải quân còn hỗ trợ 2 máy bay trực thăng để phục vụ những cảnh quay.
Điều tiếp theo, trong phim xuất hiện những hình ảnh hiếm có ở âm nhạc nước ta, đó là hình ảnh Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trình diễn trên tàu giữa biển Trường Sa thiêng liêng và thân yêu của Tổ quốc. Dẫu chưa phải là một dàn nhạc có quy mô lớn nhất của âm nhạc giao hưởng thính phòng Việt Nam nhưng với sự xuất hiện của hàng chục nghệ sĩ tham giatrình diễn cũng là một dấu mốc.
Thử hình dung một sân khấu đặc biệt giữa biển khơi, toàn bộ dàn nhạc giao hưởng tập trung trên tàu Yết Kiêu, ở 2 bên có tàu hộ vệ tên lửa, tạo nên một đại cảnh đẹp và choáng ngợp. Trong khi đó, thời điểm được chọn để thực hiện những cảnh quay này là chuẩn bị bắt đầu ngày mới, đón những ánh bình minh đầu tiên trên biển. Tất cả hình ảnh đấy có khác nào như một giấc mơ! Thậm chí còn hơn thế, đứng giữa biển khơi, biểu diễn và thưởng thức thanh âm, lời ca mang âm hưởng hào hùng về biển đảo Việt Nam, về hải quân cũng như Quân đội nhân dân Việt Nam, chắc chắn sẽ mang đến những giây phút xúc động đan xen với niềm tự hào và lòng kiêu hãnh dân tộc.
Âm nhạc vốn là linh hồn của một bộ phim ca nhạc. Với Trường Sa – Bến bờ trong nhau, phần âm nhạc được thực hiện bởi một ê-kíp kinh nghiệm và đang sung sức trong sự nghiệp. Nhạc sĩ Minh Đạo vừa đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc vừa trực tiếp hòa âm một trong số các tác phẩm của phim. Trong khi, phần hòa âm của phim còn có sự góp mặt của nhiều tên tuổi khác như Trần Mạnh Hùng, Đỗ Bảo, Huyền Trung và Ngô Minh Hoàng, Phơ Nguyễn.
Có tất cả 8 ca khúc được sử dụng trong phim, 8 ca khúc này cũng khá đa dạng về màu sắc, thời điểm sáng tác. Chẳng hạn, trong phim có những ca khúc mang tính chất thính phòng, nhiều ca khúc rất mới đối với khán giả (Nơi ấy là Trường Sa của Xuân Nghĩa và Ngọn nến tri ân của An Hiếu…), lại có ca khúc mang âm hưởng kiểu nhạc trẻ thập niên 1980, 1990 của thế kỷ trước (Tình biển của Trần Quang Huy), đồng thời cũng xuất hiện tác phẩm của nhạc sĩ trẻ hiện nay (Tình anh của Đình Dũng)…
Điều khá thú vị là dù các tác phẩm khá đa dạng về màu sắc, chất liệu, dòng nhạc, thời điểm sáng tác… nhưng đã được “xử lý” khéo léo để có sự phù hợp trong tổng thể của một tác phẩm lớn là bộ phim ca nhạc.
Giọng ca chính xuất hiện xuyên suốt toàn bộ phim ca nhạc là NSƯT Khánh Hòa. Trong phim, Khánh Hòa cũng tạo bất ngờ với khán giả khi thể hiện bản tình ca quen thuộc với công chúng mấy năm qua mang tên Tình anh khá “bắt tai” và cũng có nét riêng so với bản gốc do chính tác giả Đình Dũng thể hiện. Một chú ý khác nữa, Khánh Hòa đã “đánh thức” ca khúc Tình biển rất lâu không thấy xuất hiện. Cách phối khí và cách hát của Tình biểnđã mang lại tinh thần mới cho ca khúc này. Cũng trong phim Trường Sa – Bến bờ trong nhau, khán giả có dịp biết đến một Khánh Hòa hát chất thính phòng.
Dành tâm huyết cho phim
Có một chi tiết cũng rất đáng nhắc tới, để bộ phim được hoàn thiện, ước tính con số nhân sự tham gia ở tất cả các khâu lên đến hơn 1.000 người, riêng đoàn làm phim cũng hơn 100 người. Trong buổi ra mắt phim, đại diện ê-kíp chia sẻ rằng mọi người đã dành 200% sức lực của mình vào cho phim. Điều đó để khẳng định thêm về tấm lòng và trái tim của các thành viên đoàn phim dành cho sản phẩm, dành cho Trường Sa.
Có lẽ lâu rồi mới thấy xuất hiện một bộ phim ca nhạc quy tụ nhiều nghệ sĩ có uy tín trong nhiều lĩnh vực từ ê-kíp âm nhạc đến hình ảnh và diễn viên như Trường Sa – Bến bờ trong nhau. Khá thú vị, phim quy tụ dàn diễn viên của 6 thế hệ tham gia: Nhà báo, nhà ngoại giao Đinh Quang Tiến thế hệ 5X, NSND Mạnh Cường và NSƯT Minh Phương thế hệ 6X, NSƯT Khánh Hòa thế hệ 7X, diễn viên Tiến Lộc thế hệ 8X, Huyền Thạch và Bình An thế hệ 9X, em bé Cao Trần Bảo Khang và Xuân Trường…
NSND Mạnh Cường hóa thân thành người cha, người ông đã có tuổi trẻ đẹp đẽ cống hiến cho Tổ quốc. NSND Mạnh Cường chia sẻ: “Dù không phải là chiến sĩ hải quân nhưng tôi cũng đã từng là người lính, cũng khoác trên vai cây súng và sống trong không khí thời chiến. Tôi thấm đẫm những vất vả của cha anh và thể hiện nhân vật của mình trong phim bằng tất cả sự trân trọng”.
Nam diễn viên Tiến Lộc hóa thân thành người lính hải quân, con trai của nhân vật do NSND Mạnh Cường đóng. Tiến Lộc chia sẻ: “Vào vai người lính hải quân trong phim để lại rất nhiều cảm xúc cùng những kỷ niệm đáng nhớ. Khi trải nghiệm thực tế, chứng kiến cuộc sống, tôi càng thêm nể phục những chiến sĩ hải quân”.
Hóa thân vào thế hệ thứ 3, là người cháu, người con tiếp tục truyền thống gia đình trở thành người lính hải quân, nam diễn viên Bình An chia sẻ: “Hoàn cảnh người chiến sĩ tôi hóa thân trong phim rất thiêng liêng đối với tôi vì vượt lên tình cảm gia đình, tình yêu thương của người chồng dành cho người vợ, đó là tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc”.
VTV cũng “dồn” nhân sự “cứng” và thời gian cùng tâm huyết cho phim. Nhà báo Trần Hồng Hà – Phó ban Văn nghệ VTV, người trực tiếp ra Trường Sa trong quá trình bấm máy bộ phim khẳng định, phim ca nhạc Trường Sa – Bến bờ trong nhau là dự án được xem là có quy mô lớn nhất của Ban Văn nghệ tính đến thời điểm này. Đây là một dự án phim đặc biệt, lần đầu tiên, Ban Văn nghệ sản xuất một bộ phim ca nhạc với quy mô và sự đầu tư rất lớn về trí lực.
Nhà báo – biên tập viên Đặng Hương, chủ nhiệm dự án tiết lộ, thời gian thực hiện phim kéo dài gần 2 năm, ghi hình gần 1 tháng tại bán đảo Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân, quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Phú Trần trong vai trò đạo diễn chính của phim chia sẻ rằng cái khó nhất của anh khi thực hiện phim là bài toán cần giải giữa 3 thể loại phim ca nhạc, phim truyện và phim tài liệu có yếu tố thực tế. “Phải làm sao logic, hài hòa giữa việc diễn xuất của kịch bản, với chất liệu thực tế, quay thật…” – đạo diễn giãi bày.
Tất nhiên, với mỗi sản phẩm nghệ thuật dù được đầu tư kỹ đến đâu, được dồn tâm sức đến mấy cũng khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhất là với bộ phim ca nhạc như Trường Sa – Bến bờ trong nhau quá nhiều chi tiết, bối cảnh, với một nội dung kịch bản tồn tại cùng lúc nhiều thế hệ, mỗi thế hệ là một câu chuyện vừa song song tồn tại, vừa phải có kết nối với nhau. Cho dẫu thế nào thì với bài viết này, người viết cũng không muốn đề cập quá sâu vào những tiểu tiết đó, bởi vì nhìn tổng thể, đây là một tác phẩm ý nghĩa, đáng xem đã thể hiện được những thông điệp lịch sử và hiện tại của Hải quân nhân dân Việt Nam cũng như hình ảnh người chiến sĩ; cùng với đó là tấm lòng của các nghệ sĩ, của toàn bộ ê-kíp dành cho Trường Sa. Như thế đã là quá đủ để ghi nhận!
Chỉ đạo sản xuất: Trần Hồng Hà
Chịu trách nhiệm sản xuất: Trần Minh Phú
Ca sĩ chính: NSƯT Khánh Hòa
Kịch bản: Lê Tâm – NSƯT Khánh Hòa
Đạo diễn: Phú Trần
Giám đốc âm nhạc: Minh Đạo
Biên tập âm nhạc: Đặng Hương – NSƯT Khánh Hòa
Biên tập nội dung: Đàm Vân Anh
Phó đạo diễn: Đinh Quang Hiếu
D.O.P: Trịnh Minh Tuấn
Chủ nhiệm: Đặng Hương
Tóm lại