Độc giả Việt Nam thường nghĩ đến Kim Dung khi nói về kiếm hiệp, nhưng tiểu thuyết mới của Bửu Nguyễn trên 123b cũng đáng để chú ý.
Bửu Nguyễn có tên trong giấy tờ là Nguyễn Quốc Bửu, sinh năm 1988 tại Phú Yên. Anh còn có một bút danh khác là Thiện Ngộ khi viết về những gì liên quan đến Phật giáo, chuyên ngành mà anh nghiên cứu trong thời gian dài.
Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện cùng với Bửu Nguyễn.
* Môi trường văn học Việt Nam hiện nay, tiểu thuyết ngôn tình hoặc tâm lý xã hội là thể loại đang ăn khách, còn kiếm hiệp dã sử có vẻ như đã thoái trào. Vì sao anh chọn lối đi này?
– Tôi mê sử Việt Nam, nên đã đọc rất nhiều. Trang sử dân tộc rất rực rỡ với nhiều anh hùng lừng lẫy. Tôi cũng là tín đồ của dòng tiểu thuyết võ hiệp, kiếm hiệp và dã sử Trung Quốc, nên nhận ra việc họ đã biết cách thông qua tiểu thuyết làm cho lịch sử lan tỏa mạnh mẽ đến số đông, trong đó, có cả độc giả Việt Nam.
Nhìn lại văn học Việt Nam, còn quá ít tác giả dấn thân vào hướng đi này, vì nhiều lý do. Từ đây, tôi muốn góp phần đưa sử Việt Nam đến với đông đảo công chúng thông qua dòng tiểu thuyết kiếm hiệp dã sử.
* Nhiều nhà văn tiền bối trong dòng văn học này đã có nhận xét rằng nếu xét về dữ kiện lịch sử trong “Nam triều kiến mộng” thì rất chính xác, dồi dào. Anh đã mất bao lâu cho việc sưu tầm và nghiên cứu tư liệu lịch sử?
– Không gian và thời gian của câu chuyện này diễn ra vào thời vua Minh Mạng, trên đất Gia Định (nay là TP.HCM), với các nhân vật lịch sử nòng cốt gồm vua Minh Mạng, Lê Văn Duyệt, Trịnh Hoài Đức, Huỳnh Công Lý… Vì có liên quan đến nhiều nhân vật lịch sử nên tôi dành trọn 10 năm để tra cứu về tính cách mỗi nhân vật. Thời gian chuẩn bị lâu đến thế, vì tôi còn bận bịu với việc học tập và mưu sinh.
* Dẫu xác định ngay từ đầu đây là tiểu thuyết dã sử, nhưng với thời gian nghiên cứu lịch sử đến 10 năm. Vậy thì, trong câu chuyện này có bao nhiêu phần trăm là dã sử, bao nhiêu phần là chính sử?
– Chính sử chỉ chiếm 30%. Đó là những dữ kiện làm nền cho một câu chuyện mà tôi hư cấu và tưởng tượng thông qua các nhân vật chính như Nguyễn Đăng Bảo, Lục Linh Đan, Nguyệt Lam, Pháp Châu hòa thượng… Dù hư cấu 70% còn lại, nhưng bối cảnh lịch sử là chất liệu thúc đẩy tôi hướng tới một thông điệp về lòng nghĩa hiệp của những anh hùng trong bối cảnh tranh chấp phe phái đầy thủ đoạn thời kỳ đó.
Tôi nghĩ rằng độc giả của tiểu thuyết này sẽ được cung cấp nhiều thông tin hay về chính sử, bắt gặp tinh thần trượng nghĩa của nhân vật chính Nguyễn Đăng Bảo, cũng như câu chuyện tình yêu đầy thách thức của nam và nữ chính mà tôi sáng tác.
* Trong “Nam triều kiến mộng”, anh đã có những miêu tả hấp dẫn về kiếm thuật và võ thuật. Kiến thức này dựa trên nền tảng võ học nào?
– Tôi muốn tôn vinh tinh thần dân tộc, nên các chiêu thức võ thuật trong câu chuyện dựa trên võ thuật Bình Định, Thất Sơn thần quyền (miền Tây Nam bộ) và cả kiến thức Phật học. Theo những gì tôi tìm hiểu được thì các tướng quân, chiến binh người Việt Nam rất giỏi võ thuật. Họ giỏi theo đúng nghĩa thực chiến thì mới thắng được kẻ thù đông áp đảo về số lượng trên trận địa. Tôi nhìn thấy rất nhiều binh khí độc đáo của các chiến binh Việt Nam ở nhiều triều đại khác nhau, thông qua khai quật khảo cổ.
Tuy nhiên, trong thực tế, tinh thần võ đạo Việt Nam là tôn vinh cái tốt và diệt ác. Từ đây, tôi lồng vào giá trị Phật giáo để phân định ranh giới giữa võ thánh và tà đạo. Anh hùng chỉ thực sự là võ lâm đệ nhất trong cái tâm lành, hành hiệp giúp đời thì mới đạt được cảnh giới duy ngã độc tôn mà đức Phật đã dạy.
* Lần xuất bản đầu tiên này chỉ có 500 bản. 10 năm chuẩn bị công phu mà chỉ phát hành một số lượng khiêm tốn như thế, rõ ràng, anh xem việc viết văn là niềm vui chứ không là công việc mưu sinh. Như thế thì anh vẫn tiếp tục niềm đam mê này chứ?
– Tôi vẫn còn rất hứng khởi và sung mãn. Tôi đang chấp bút cho một tiểu thuyết mới mà bối cảnh dựa trên sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Tôi tạm thời chưa đặt tên chính thức cho quyển sách, nhưng đang viết trong cảm hứng dồi dào. Tôi lên kế hoạch hoàn thành tiểu thuyết này trong 1 năm, chứ không để kéo dài.
Tôi không quan tâm đến tiền vì tôi đã có công việc chính nuôi sống mình, nhưng tôi mong rằng Nam triều kiến mộng sẽ được đón nhận và tái bản để đến với nhiều độc giả hơn. Tôi sẽ càng hạnh phúc hơn nếu tác phẩm này nhận được sự đồng cảm từ các đạo diễn sân khấu và phim ảnh. Tôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiều tác giả Việt Nam dấn thân vào dòng văn học lịch sử hoặc dã sử để các sự kiện lịch sử khô khan trở nên mượt mà và hấp dẫn, dễ đi vào lòng độc giả. Tôi nghĩ đó là cách tôn vinh giá trị dân tộc rất cần thiết.
* Rõ ràng anh đã xây dựng mạch chuyện chặt chẽ, một lối viết lôi cuốn. Nhưng nếu chỉ kể một tình tiết đặc biệt về dữ kiện lịch sử trong “Nam triều kiến mộng”, anh có thể nêu ra điều gì?
– Tôi nhiều lần đặt câu hỏi: Phải chăng Huỳnh Công Lý đã phạm một tội gì đó nghiêm trọng hơn cả việc tham nhũng nên đức ông Lê Văn Duyệt mới xử tử mà không cần báo trước với vua?
* Cảm ơn anh!
Từ đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã có tác giả đi theo dòng văn học kiếm hiệp, dã sử, kỳ tình này, điển hình như Tân Dân Tử (1875 – 1955), với tiểu thuyết Giọt máu chung tình phát hành năm 1926. Thế nhưng cả thế kỷ qua, dòng văn học này phát triển không bao nhiêu, nếu nhìn ở khía cạnh sáng tác, dù lượng sách dịch thì nhiều vô số kể, rất được yêu thích.
Tóm lại