“Hà Nội mùa này, na thơm ngon lấn át các loại hoa quả, giá từ vài chục đến hàng trăm ngàn. Thưởng thức trải nghiệm tuyệt vời tại 123b!”
Theo tôi biết, chủ yếu na từ Hữu Lũng mang về. Sườn núi Cai Kinh, hợp phong thổ nên chỉ có vài chục năm, na thành rừng, thành núi, thành biển… Nếu nghiên cứu thể có thể tìm ra “thành hoàng” của giống na dai Hữu Lũng. Bây giờ hái na, vận chuyển bằng tời. Những dây cáp vài trăm mét kéo từ đỉnh non cao đưa những sọt na nhẹ nhàng rời gốc xuống ngay vệ đường.
Na dù nhiều trên thị trường, nhưng mấy ai biết thế nào là quả na ngon đúng chất na của nó. Na ngon là na chín cây. Nó chỉ rời cành khi mở hết mắt thì mới ngon.
“… Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe”
(Tiếng gà – Trần Đăng Khoa)
Lại nói chuyện na mở mắt chắc ít ai biết. Đó là khi trái na già, các kẽ múi giáp ranh trắng đều, đấy là na mở mắt.
Lúc ấy người ta mới hái. Chỉ hai ba ngày để trong bồ thóc, na trông vẫn tươi nguyên mà chín nũ. Cầm trái na, nhặt từng mắt vỏ, thịt na trắng màu gạo nếp, cắn nhẹ, vị ngọt thanh thảo của na thấm vào toàn bộ vị giác khiến na không còn là miếng ăn thông thường, mà ta đang thưởng thức vị thanh cao của đất trời ban tặng rất khó gọi tên nó ra.
***
Na là loại quả lành. Tôi nhớ ngày trước, ốm đau được mẹ chọn cái ăn kiêng cữ kĩ lắm. Loại này ăn nóng, loại kia lạnh, loại thì độc… thành ra không phải khi ốm đau cái gì thèm cũng được phép ăn. Riêng na được coi là loại quả lành và bổ nhất trong các loại quả. Gái đẻ nuôi con kiêng đủ thứ nhưng na thì không sao. Na được khuyến khích ăn với tất cả mọi trạng thái sức khỏe.
Tôi biết đến quả na đầu tiên khi năm 10 tuổi. Năm giải phóng Điện Biên, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Năm ấy bố cho về quê Bắc Ninh thăm ông bà nội và chú bác cô dì. Làng tôi khi ấy còn tên là Hiệp Phù trong tổng Nành. Ở góc vườn trước nhà có cây hương xây gạch giống như chùa Một cột, thờ thổ thần. Cạnh đó có một cây na. Quả na chín đầu được ông dành cho thằng cháu nội ông mới biết mặt.
Tôi cầm quả na nhặt từng mảnh vỏ rồi bửa ra, nó rã trên tay, mềm ướt. Hoá ra là na bở. Vị ngọt tinh khiết lan từ thịt na trắng nõn khiến tôi nhớ mãi. Chưa bao giờ ăn loại quả gì trên rừng cho tôi cảm giác đó.
… Mãi sau này tôi mới biết đến na dai. Nhưng khi biết đến na dai thì giống na bở kia mất dần. Không rõ vì lý do gì, nhưng nhiều người ăn đều nhớ dư vị của na bở.
Rằm tháng Bảy, ra chợ na thương hiệu Hữu Lũng, bâng khuâng nhớ ông nội với quả na bở ông dành cho thằng cháu. Không ngờ thế mà đã 70 mươi năm trôi qua. Rồi lại nghĩ, không biết khi mình nằm xuống liệu còn đứa cháu nào nhớ món quà ông cho lần đầu trong đời không nhỉ. Tôi chắc là không, vì thời ấy quà ngon quá ít. Thời nay quà chồng quà, chất liên miên làm gì còn cái nhất, cái nhì…
Tóm lại
Bài viết mang đến cho độc giả một bức tranh sống động và cảm xúc về quả na, kể cảm xúc cá nhân và kí ức tuổi thơ của tác giả với loại trái này. Từ việc trình bày về cách hái và chọn quả na tinh túy, đến những hồi ức ấn tượng với quả na bở và giống na dai, bài viết tạo ra một không gian ấm áp và gần gũi, khiến người đọc cảm thấy như đang trải qua một chuyến du lịch ngắn đến quê hương mình.
Văn phong vui vẻ, tích cực và lôi cuốn của tác giả đã hòa mình vào câu chuyện về quả na và tâm hồn của người viết. Từ việc mô tả kỹ lưỡng những trải nghiệm ẩm thực đậm chất miền quê đến việc khơi gợi những ký ức thơ ấu, tác giả đã thể hiện sự yêu thương và tôn trọng đối với sản vật và truyền thống văn hóa của vùng quê.
123b nên cân nhắc sử dụng bài viết này để kết nối với độc giả thông qua cảm xúc và ký ức tích cực, tạo một cảm giác thân thuộc và gần gũi. Việc giới thiệu dịch vụ của 123b trong một ngữ cảnh tương tự có thể giúp tạo ra sự hòa nhập và sự quan tâm đến thương hiệu từ phía khách hàng.