Kết hợp tranh Hàng Trống và đèn lồng giấy dó tạo nên điểm nhấn độc đáo cho sản phẩm thủ công. Khám phá thêm trải nghiệm độc đáo tại 123b!
Nằm trong chuỗi sự kiện Màu ký ức nhân dịp Trung Thu năm 2024, hoạt động làm đèn lồng giấy gió vừa được Magic of Colors tổ chức tại không gian Area 75 – Art & Auction (số 75 Hàng Bồ, Hà Nội).
Đưa tranh dân gian lên đèn lồng
Đến tham dự hoạt động, mọi người có thể tự tay vẽ tranh dân gian, và hoàn thiện một chiếc lồng đèn Trung Thu. Với những ván khắc các mẫu tranh Hàng Trống được chuẩn bị sẵn, người tham dự được tự mình in bản khắc bằng mực đen lên giấy dó. Sau đó, được hướng dẫn sử dụng kỹ thuật vờn màu đặc trưng của dòng tranh này lên trên bức tranh, và dán tranh lên thân đèn.
Thông thường, để hoàn thiện một bức tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), chỉ cần in ván khắc gỗ lên mặt giấy dó. Trong tranh có bao nhiêu màu sẽ có bấy nhiêu ván khắc. Thế nên, việc hoàn thiện bức tranh không đòi hỏi quá nhiều sự khéo léo ở đôi bàn tay.
Còn với tranh Hàng Trống, người ta sẽ in ván khắc với nét mực đen làm viền cho các họa tiết trong tranh, kế đến phải dùng bút vẽ màu lên, cho bức tranh thêm rực rỡ, sống động. Tuy phải tỉ mỉ hơn, nhưng nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, rất hứng thú với trải nghiệm này.
Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hữu – người sáng lập dự án Magic of Colors – tranh dân gian Hàng Trống vốn có lịch sử lâu đời. Có nhiều ý kiến cho rằng, dòng tranh này ra đời vào khoảng thế kỷ 16 và từng trải qua thời kỳ hưng thịnh vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tới nửa sau thế kỷ trước, tranh Hàng Trống bắt đầu mai một. Đến nay, nhiều người chỉ biết đến dòng tranh này qua các đề tài nổi tiếng như Tố nữ, Tứ bình (Tùng – Cúc – Trúc – Mai)… Những đề tài này được biết đến là bởi thường gắn với những lời chúc tụng, nên được mọi người mua tặng nhau.
Nhưng trên thực tế, đề tài trong tranh Hàng Trống đa dạng hơn như vậy. Đó có thể là khung cảnh sinh hoạt bình dị trong đời sống thường nhật, hoặc các trò chơi dân gian. Trong trải nghiệm lần này, dự án đã lựa chọn ván khắc của 5 bức tiêu biểu về các trò chơi dân gian như rước rồng, múa lân, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, kéo co.Những đề tài này đều mô tả sinh hoạt văn hóa trong dịp lễ Trung Thu. Ván khắc được chuẩn bị với kích thước nhỏ hơn nhiều lần so với ván khắc cho tranh treo tường, nhờ vậy có thể dễ dàng dán lên thân đèn. Qua đó, dự án mong muốn giúp công chúng tiếp cận gần hơn với nhiều đề tài khác nhau trong trong tranh Hàng Trống.
Mang “hơi thở”trống đồng Đông Sơn
Khi lựa chọn mẫu đèn cho hoạt động trải nghiệm này, điều đầu tiên mà chị Nguyễn Thị Hữu và các cộng sự cân nhắc là chất liệu. Chất liệu phải bền vững, thân thiện với môi trường. Cho nên, dự án đã quyết định sử dụng tre để vừa đáp ứng được tiêu chí trên, vừa mang tinh thần văn hóa Việt Nam.
Mẫu thiết kế của đèn lồng cũng được đặc biệt quan tâm, khi phải làm sao để có thể thể hiện bản sắc Việt Nam và chiếm thiện cảm với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhóm của chị Hữu từ khi lên ý tưởng, đã đề xuất thiết kế phải dựa trên trống đồng Đông Sơn. Sau đó, nhóm đã phối hợp với KTS Mạnh Hùng để hoàn thiện mẫu thiết kế. Việc làm ra khung đèn, lắp bóng đèn đòi hỏi tay nghề cao, nên đã được nhà xưởng hoàn thiện từ trước. Người trải nghiệm chỉ cần hoàn thiện các công đoạn đơn giản hơn với giấy dó, màu vẽ, hồ dán…
Ở góc độ khác, giấy dó là loại giấy đặc trưng trong vẽ tranh dân gian hẳn không cần bàn tới. Song, hồ sử dụng để dán tranh lên đèn lại là điều đáng chú ý. Đây là loại hồ chuyên dùng để bồi tranh khi vẽ. Trong quá trình vẽ tranh, nghệ nhân sẽ bồi tranh lên các tấm giấy dó để bức tranh thêm phần cứng cáp và có tuổi thọ lâu hơn. Theo chia sẻ của chị Hữu, hồ được nấu từ bột mì là thành phần chính, kèm theo đó là pha thêm chút phèn chua theo tỉ lệ của riêng nghệ nhân. Phèn chua giúp chất hồ trong hơn, khi bồi lên giấy sẽ mềm mại hơn. Khi hồ được bôi lên rồi khô lại sẽ không khiến giấy dó bị cứng, giòn, và không lưu lại vết loang.
Gắn lên khung mỗi chiếc đèn lồng còn có một tấm phim với công dụng tản ánh sáng và tản nhiệt. Khi thắp đèn lên, ánh sáng sẽ tỏa đều, chiếu sáng đủ mọi góc của bức tranh. Và khi dùng lâu dài, với nhiệt độ cao, chất liệu tre dễ gây ra cháy. Việc gắn thêm tấm phim khiếnbóng đèn không sinh nhiệt lượng lớn, giúp cho đèn an toàn trong quá trình sử dụng.
Khác với những chiếc đèn lồng thường dùng để treo lên cao hay có thể cầm tay để rước trong mâm cỗ trông trăng, đèn lồng của Magic of Colors được thiết kế với hình thức đèn để bàn. Với nhiều gia đình hiện đại hiện nay, không gian sống thường có phần khiêm tốn, nên không phải ai, dù yêu thích đến mấy, cũng có thể trưng tranh trong nhà. Việc kết hợp tranh với các vật dụng hàng ngày được kỳ vọng vừa tiết kiệm diện tích, vừa có thể thổi vào không gian sống giá trị văn hóa truyền thống.
“Đưa tranh dân gian vào các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đương đại cũng là một cách gợi nhớ trong mỗi người về thú chơi tranh tao nhã, tinh tế và sang trọng của các cụ ngày xưa” – nghệ nhân Lê Đình Nghiên chia sẻ. Là một nghệ nhân hiếm hoi gìn giữ nghề vẽ tranh Hàng Trống, ông bày tỏ sự hoan nghênh và khuyến khích các họa sĩ trẻ hiện nay đã khai thác, ứng dụng vốn cổ vào các tác phẩm hiện đại của mình, qua đó giúp tranh dân gian được tiếp thêm sức sống, để song hành cùng với những tác phẩm mỹ thuật hiện đại.
Tóm lại